Sàn nhựa SPC và PVC đang là xu hướng và được nhiều người sử dụng. Những loại sàn này được ưa chuộng bởi tính ứng dụng cao và sự dễ dàng trong việc lắp đặt. Phù hợp với nhiều loại công trình từ cổ điển đến hiện đại. Điều này dẫn đến việc chúng đang dần thay thế các loại vật liệu lát sàn truyền thống. Và đang ngày càng khẳng định được chất lượng trong lòng người tiêu dùng. Vậy hai loại này có điểm gì khác biệt, hãy cùng Rôm Design tìm hiểu qua bài viết này nhé.

 

Giới thiệu về sàn nhựa SPC và PVC

1. Sàn SPC

Sàn nhựa SPC, còn được gọi là Sàn nhựa hèm khóa SPC, có tên đầy đủ trong tiếng Anh là Stone Plastic Composite. Thành phần chính bao gồm: hạt nhựa nguyên sinh PE, bột đá Canxi Cacbonat (CaCO3) và một số chất phụ gia khác.

Thông thường, mỗi tấm sàn nhựa SPC chuẩn sẽ có 4 lớp, bao gồm:

  • Lớp chống tia UV được trát ngoài cùng
  • Lớp màng bảo vệ có công dụng chịu lực và chịu nhiệt
  • Lớp vân trang trí
  • Lớp lõi cấu tạo từ SPC và hèm khóa thông minh
Sàn nhựa SPC
Sàn nhựa SPC

Loại sàn nhựa này thích hợp với mọi không gian nội thất. Bao gồm cả chung cư cao tầng, biệt thự, các khu xây dựng cao cấp, trung tâm thương mại, bệnh viện và nhiều công trình khác. Đặc biệt, ván sàn SPC còn được ưa chuộng để thi công ở các khu vực có độ ẩm cao như nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh và các khu vực có tiếng ồn lớn.

 

2. Sàn PVC

Polyvinyl Clorua, thành phần chủ yếu của sàn nhựa PVC, được gia công dưới áp suất cao để tạo thành miếng lót sàn vững chắc. Không những vậy, sàn nhựa PVC thường không có mùi khó chịu và không gây hại sức khỏe người dùng.

Sàn nhựa PVC
Sàn nhựa PVC

Sàn nhựa PVC có cấu tạo gồm 4 lớp:

  • Lớp bảo vệ giúp chống trầy xước.
  • Lớp trang trí có các hoa văn đa dạng.
  • Lớp base (lớp lõi) quyết định độ bền và chắc chắn của sàn.
  • Lớp đế PVC

Trên thị trường hiện nay, sàn PVC được chia thành 3 loại:

  • Sàn PVC dán keo: Keo sữa, keo chuyên dụng thường được dùng khi dán sàn PVC loại này.
  • Sàn PVC tự dính: dưới đáy sàn sẽ có thêm lớp lót chuyên dụng giúp bám dính.
  • Sàn PVC hèm khóa : với thiết kế hệ thống hèm khóa âm dương có tác dụng liên kết các tấm lót sàn cùng loại với nhau mà không cần keo dán.

 

Phân biệt sàn nhựa SPC và PVC

Sàn SPC và PVC có những đặc điểm giống nhau vì cùng là sàn nhựa. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những điểm khác biệt mà bạn nên cân nhắc khi lựa chọn.

Phân biệt sàn nhựa SPC và PVC
Phân biệt sàn nhựa SPC và PVC

1. Chất lượng

1.1. Sàn SPC

Sàn SPC có khả năng chống thấm nước hoàn toàn, chống ẩm và mối mọt.

Tính thẩm mỹ cao nhờ lớp vân giống gỗ tự nhiên. Ngoài ra còn có nhiều loại họa tiết khác

Bền màu, độ sáng và bóng giữ được lâu nhờ lớp kháng UV ngoài cùng

Có khả năng chống bong tách lớp và độ bền cao nhờ lớp bảo vệ và lớp lõi dày dặn

1.2. Sàn PVC

Đa dạng loại vân

Không thấm nước và chống nấm mốc

Giảm thanh tốt khi có va chạm

Độ đàn hồi cao nhờ liên kết các phân tử PE. Nhờ đó, sàn PVC vẫn giữa được độ bền khi bị lực tác động mạnh.

Như vậy, có thể thấy cả hai loại sàn này có các lợi ích khá tương tự. Tuy nhiên, sàn SPC thể hiện chất lượng ưu việt hơn và phù hợp với điều kiện thời tiết và khí hậu tại Việt Nam. Điều này giúp sàn SPC được ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại công trình, từ nhà ở đến cửa hàng, trung tâm thương mại…

 

2. Giá thành

Giá của sàn SPC và PVC có thể biến đổi tuỳ theo phương pháp thi công, loại vân bề mặt và thương hiệu sản xuất.

Ví dụ, một tấm sàn SPC có thể có giá từ 300.000đ đến 500.000đ trên mỗi mét vuông. Trong khi đó, sàn PVC có giá rẻ hơn một chút, từ 100.000đ đến 350.000đ trên mỗi mét vuông. Tuy nhiên khác biệt không đáng kể.

 

3. Thi công

Quy trình thi công và lắp đặt cả ván sàn SPC và PVC đều có các bước chuẩn bị cơ bản. Từ làm sạch bề mặt sàn, lót cao su giảm thanh (nếu cần) và tiến hành dán hoặc lắp các miếng sàn.

Cả hai loại sàn lắp đặt bằng hệ thống hèm khóa đều giúp việc thi công trở nên thuận tiện hơn và dễ dàng tháo gỡ. Người dùng có thể tự lắp và không cần thêm bước dán keo phức tạp như khi sử dụng sàn PVC dán keo. Với sàn nhựa PVC dán keo, không thể di dời hoặc tháo gỡ mà không ảnh hưởng đến mặt nền cũ.

 

4. Tuổi thọ

Đối với ván sàn SPC, bạn có thể sử dụng trong vòng 20 năm cho các công trình thương mại. Thậm chí trọn đời cho các công trình nhà ở dân dụng.

Với sàn PVC, bằng việc vệ sinh cẩn thận và đều đặn, bạn có thể sử dụng trong khoảng 15 năm.

 

Bên cạnh những phân tích cơ bản này, ta cũng nên lưu ý rằng mỗi loại sàn được sản xuất thông qua các công nghệ khác nhau.  Do đó mang lại những đặc tính và tính năng riêng biệt. Sản phẩm sàn nhựa SPC được tạo ra từ nguyên liệu hoàn toàn không thấm nước. Được thiết kế với hệ thống hèm khóa thông minh giúp việc lắp đặt dễ dàng. Đồng thời độ cứng của nó giúp chống lại sự biến dạng do sự tác động của vật nặng. Đặc biệt, không chứa chất gây ung thư Formaldehyde.

Trong khi đó, sàn PVC có giá thành thấp hơn và cung cấp nhiều mẫu mã đa dạng. Từ loại dán keo, tự dính đến loại có hệ thống hèm khóa.

Do đó, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của dự án, mục tiêu và nguồn ngân sách, bạn có thể cân nhắc lựa chọn giữa sàn SPC và sàn PVC một cách hợp lý.

 

Rôm Design chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế nội ngoại thất uy tín. Chúng tôi cam kết sử dụng các vật liệu chất lượng cao, uy tín với giá cả phải chăng. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì. Hoặc theo dõi Fanpage của Rôm để không bỏ lỡ tin tức về nội thất và thiết kế nhé.